18 C
Hanoi
Trang chủTin tứcBài toán khủng hoảng nhân viên y tế của TP.HCM phải giải...

Bài toán khủng hoảng nhân viên y tế của TP.HCM phải giải như thế nào?

TP.HCM đang đối mặt với một vấn đề rất lớn là khủng hoảng y tế trầm trọng. Thiếu thuốc, thiếu vật tư và thiếu cả con người. Là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là một trong những tuyến cuối về y tế, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Đặc biệt, trong thực trạng dịch Covid-19 mới chỉ tạm ổn.

Bài toán khủng hoảng nhân viên y tế của TP.HCM phải giải như thế nào?Nhân viên y tế kiệt sức trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Ảnh: Phạm Nguyễn

Nhìn nhận chung, trong những năm qua thì chất lượng y tế không chỉ ở TP.HCM mà cả nước cũng đều tăng lên đáng kể. Tâm lý của người dân bây giờ chủ động tham gia bảo hiểm y tế để bảo vệ sức khỏe chứ không còn là bắt buộc, vận động như ngày xưa. Cứ nhìn vào con số bình quân mỗi năm tăng hơn 3 triệu người, tăng 166 cơ sở công lập so với năm trước thì cũng phần nào đánh giá được chất lượng. Đặc biệt, năng lực y tế cơ sở được nâng lên, điều này đã đóng góp rất lớn trong việc giảm tải tử vong trong những ngày cả nước gồng mình chống dịch.

Thế nhưng khi mọi thứ đang dần tốt lên, người dân vẫn đang được hưởng lợi rất lớn từ bảo hiểm y tế thì từ đầu năm 2021 đến nay, chỉ riêng TP.HCM có gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc và xu hướng nghỉ việc trong lĩnh vực y tế tiếp tục gia tăng. Điều đáng buồn nhất là đằng sau phía sau lá đơn xin thôi việc là những trăn trở, nghẹn ngào của các chiến sĩ áo trắng một thời quên mình nơi tuyến đầu chống dịch. Thời gian khắc nghiệt ấy đã bào mòn của họ từ sức khỏe đến tinh thần. Một phần bị ảnh hưởng từ tâm lý nhưng đa phần là do mức lương không đủ sống. Nỗi lo cơm áo gạo tiền trong thời buổi bão giá khiến họ buộc phải đi tìm cho mình một cơ hội mới.

Bài toán khủng hoảng nhân viên y tế của TP.HCM phải giải như thế nào?Người dân xếp hàng dài khám chữa bệnh bằng BHYT

Thời gian qua, mặc dù để nhân viên y tế vững tâm công tác, Sở Y tế TP.HCM đã đẩy nhanh tiến độ chi trả các chế độ chính sách hỗ trợ, động viên lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố. Tuy nhiên, cũng chỉ là muối bỏ bể. Bởi ngân sách thì có hạn và còn rất nhiều khoản lo khác mà nhu cầu nâng cao mức sống của nhân viên y tế quá lớn.

Người ta nói với mức chi phí thấp như hiện nay thì buộc phải chấp nhận câu chuyện chất lượng khám chữa bệnh thấp, ít người, tay nghề không cao, thời gian chờ đợi dài, thiếu thuốc, thiếu vật tư … Tức là tương ứng với mức thu nhập của nhân viên y tế và đây là tình trang chung diễn ra hiện nay. Tuy nhiên, không thể nào để tình trạng này kéo dài, chính vì thế chỉ còn một biện pháp là nâng chất lượng khám chữa bệnh đồng nghĩa nâng thu nhập của nhân viên y tế và cơ sở vật chất. Nhưng khi nâng chất lượng khám chữa bệnh lên, thì cũng đồng nghĩa với việc chi phí cho việc khám chữa bệnh sẽ tăng lên.

Mà để đạt được điều này cần phải có sự đồng lòng, chung tay của toàn xã hội. Chúng ta buộc phải đi theo guồng quay và sự bức thiết của xã hội. Mỗi cá nhân đều cộng hưởng với nhau, chứ không ai có thể vỗ ngực mà nói tôi một mình vẫn sống tốt, sống khỏe được.

Thu An

Nguồn: Cánh cò

BÀI MỚI

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây