Ca nhạc cũng là một món ăn bằng Tai, như Cơm ăn, Nước uống bằng miệng vậy; đều là những nhu cầu thiết yếu của đời sống Vật chất và tinh thần của con người. Cả hai nhu cầu thỏa mãn đó đều được xuất phát từ Trí não, và chỉ có con người mới có sự lựa chọn cách thỏa mãn như thế nào để là chính mình.
Có người cứ thấy thức ăn bày ra là ăn, mà không cần quan tâm những thứ đó có “Sạch” (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) hay không, nó là của ai, vì sao mình được ăn ?! Đó là cách “bản năng” của “bản thể”. Lại có người dầu mâm cỗ đã bày ra, được mời; nhưng họ có sự lựa chọn để đến dự, ngồi vào ăn hay từ chối. Đó là chưa kể cách ăn làm sao cho ngon, cho đẹp. Cách này là cách của những nhân cách có lòng tự trọng, có văn hóa; ăn không chỉ là ăn. Nhu cầu thỏa mãn về đời sống văn hóa, tinh thần cũng vậy; những bản nhạc không lời, người ta thưởng thức cái hay, cái đẹp của nó qua giai điệu, tiết tấu một cách vô tư, tự nhiên; còn ca khúc có lời thì sự cảm nhận thêm một cung bậc và cảm xúc khác qua ca từ của nó. Do vậy, dầu giai điệu, tiết tấu, nhạc tính hay, mà ca từ không phù hợp thì họ cũng từ chối. Người ta nói “Nghệ thuật vị nhân sinh” là thế, quan điểm sống mỗi người một khác; nên “Nhân sinh quan” cũng không giống nhau. Có lẽ ý kiến nhiều chiều về việc Ca sĩ Khánh Ly hát Ca khúc “Gia tài của mẹ” của Trịnh Công Sơn tại một tụ điểm ở Đà Lạt vừa rồi, cũng vì thế chăng ?!
Việc đó chưa có khảo sát cụ thể, nên chưa khẳng định được; nhưng rõ ràng Tụ điểm ca nhạc kia và Khánh Ly đã rất Sai, cố tình làm sai:
_ Trước hết Ca khúc đó không có trong danh mục được biểu diễn, nhưng vẫn hát trong đêm đó là rất coi thường kỷ cương, vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý. Vì sao không được cấp phép, dầu không nêu ra, nhưng mọi người điều có thế hiểu và đó là một điều cần thiết. Quy định 144 về Biểu diễn Nghệ thuật, không cấm các tác phẩm ở Miền Nam trước năm 1975, chỉ “Hậu kiểm”, không có nghĩa là mọi tác phẩm đều được công khai biểu diễn trước công chúng; mà đều phải đăng ký và cấp phép cho từng buổi biểu diễn cụ thể. Nếu không, giả sử có một tụ điểm và Ca sĩ nào đó hát những bài như “Suy tôn Ngô Tổng thống”, “Thề diệt Cộng” …. Vv cũng được hay sao !?
– Ca khúc đó cho rằng “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” là không đúng với thực tế lịch sử. Ca khúc này của TCS ra đời vào khoảng 1965, vậy thì từ khi nước ta giành được độc lập năm 1945, cho đến khi ca khúc này ra đời là một cuộc “Nội chiến” hay sao? Điều này không đúng với những gì đã diễn ra trong khoảng thời gian đó, nói cách khác là “xuyên tạc lịch sử”. Mặc dù tác giả không cố tình khẳng định, mà nhận thức của Ns TCS lúc ấy mới chỉ đến đó và có thể thông cảm với tác giả được; còn Cs Khánh Ly là câu chuyện hoàn toàn khác, mục đích, bản chất của người này cho đến bây giờ mọi người đều rõ.
“Xuyên tạc lịch sử” là nội dung bị cấm được nêu tại điều 3, Quy định 144. Cho nên, có thể khẳng định cs Khánh Ly đã cố tình làm sai một cách có chủ ý, thậm chí thách thức.
Hai vấn đề trên của cs Khánh Ly là điều không thể chấp nhận được, chừng đó cũng đã đủ cho việc “Hậu kiểm” của cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép biểu diễn của người này, như một sự “Phong sát” đối với những Nghệ sĩ coi thường kỷ cương phép nước. Dầu họ là Công dân Mỹ, nhưng “nhập gia phải tùy tục”, chứ theo cách đó xem ra là một sự “xúc phạm” không hề nhỏ đối với đất nước và chế độ này lắm !
Nguồn: Dân quyền