Nếu như cách đây vài năm những chiếc xe Lamborghini, Ferrari “uống xăng như nước” khiến người tiêu dùng khát khao sở hữu thì giờ đây nó đã phải nhường sân cho thị trường xe điện. Một xu thế mới đang xâm chiếm toàn cầu mang tên xe điện đã chính thức được mở ra khi 6 tháng đầu năm cả thế giới tiêu thụ đến 4,16 triệu sản phẩm. Và đây cũng là cơ hội rất tuyệt vời cho những ai biết nắm bắt cơ hội!
Bộ đôi siêu xe Lamborghini và Ferrari đại gia Hà Nội phủ bụi tại garage
Xe điện – Xu hướng tất yếu của thời đại!
Lamborghini, Ferrari và một số công ty sản xuất siêu xe đang phải đối mặt với một mối đe doạ hiện hữu. Ngành công nghiệp ô tô đang chuyển hướng sang xe điện chạy pin – xu hướng mà các hãng này không thể chống lại. Những chiếc siêu xe còn được coi là món đồ sưu tập, đôi khi tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, người mua còn cảm thấy chiếc xe của họ là độc quyền hay không khi có thể mua một chiếc xe điện Tesla với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn. Ngoài ra, hai hãng này còn đang phải chịu áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý trong việc cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu. Một chiếc Lamborghini Aventador coupe hiện có mức tiêu thụ nhiên liệu là 11 dăm/gallon, gấp đôi một chiếc bán tải cỡ lớn.
Trong bối cảnh đó, bài toán an ninh năng lương chưa bao giời thách thức và làm đau đầu các nhà lãnh đạo thế giới đến như vậy. Mới đây nhất, khi hãng khí đốt Nga Gazprom thông báo dừng đường ống Nord Stream 1 tới Đức để bảo dưỡng thì giá khí đốt tại châu Âu tăng lên mức kỷ lục. Chỉ bảo dưỡng 3 ngày mà giá khí đốt lại vừa tăng vọt từ 2.500 lên 2.700 euro/1.000m3, so với giá tháng giêng chỉ có 250 euro! Chưa kể đến, việc hàng loạt quốc gia bị lâm vào lạm phát vì bị cắt giảm nguồn dầu giá rẻ của Nga. Đơn cử như Đức, tỷ lệ lạm phát ở Đức vào tháng 7 vượt mức 37%. Tức là nếu tháng 6, bạn bỏ ra 100 USD để mua 1 con lợn thì đến hết tháng 7, bạn phải trả 137 USD để trả con lợn với cân nặng y như thế. Và hiện nay, cả Châu Âu đang phải trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong hàng chục năm, ảnh hưởng tới việc cung cấp điện thông qua các nguồn khác nhau như thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân.
Tesla Model S là chiếc xe sạc điện có doanh số tốt nhất tại Mỹ.
Đáng nói rằng, mặc dù phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung, cùng với đó là việc thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ quan trọng đang phải đóng cửa để ngăn chặn dịch Covid-19, doanh số xe điện tăng chóng mặt ở nửa đầu năm 2022 phá tan mọi dự đoán của các chuyên gia. Các nhà phân tích dự báo doanh số từ xe điện thậm chí có thể đạt 10 triệu chiếc trong năm nay.
Điều đó chứng tỏ rằng, xăng tăng giá khiến người tiêu dùng không thể nào đủ sức rút hầu bao để nuôi một con quái vật tiêu thụ nhiên liệu như nước được. Chính vì thế, buộc họ phải tìm kiếm một giải pháp toàn diện để thay thế và xe điện là một nữa chọn tuyệt vời. Hơn nữa, cùng cần phải hiểu rằng, xu hướng phát triển xe điện có sự thúc đẩy của Chính phủ các nước. Bởi không chỉ là từ việc phải “còng lưng” kìm hãm giá xăng dầu, khiến quốc gia bộc lộ yếu kém thì còn do nỗ lực “xanh hóa” hạ tầng giao thông, khi khí hậu toàn cầu đang nóng lên và câu chuyện trách nhiệm với trái đất đang được đưa lên bàn cân so sánh.
Cơ hội nào cho Việt Nam?
Việt Nam không những chịu ảnh hưởng từ thế giới mà ngay hiện tại cũng đang chịu áp lực rất lớn từ việc nhập khẩu điện từ Lào. Bởi hiện nay, công ty điện lực nhà nước Ėlectricité du Laos (EDL) nợ Trung Quốc 8 tỉ USD. Nếu khi không trả nợ kịp thời thì có khả năng nhà máy điện này sẽ có nguy cơ bị ép chuyển cho Trung Quốc. Hiện tại, doanh nghiệp nhà nước China Southern Power Grid nắm cổ phần kiểm soát trong lưới điện quốc gia của Lào vào năm ngoái. Điều đó cũng có nghĩa, nếu điện của Lào rơi hoàn toàn vào tay Trung Quốc do vưỡng bẫy nợ thì sản lượng điện hiện nay của Việt Nam do Lào cung cấp sẽ bị chi phối, thậm chí có khả năng thiếu hụt rất nhiều.
Trong nguy có cơ, biến áp lực thành hành động, thách thức cũng là cơ hội, nếu linh hoạt và chủ động tốt đây sẽ là một cơ hội rất lớn để Việt Nam “trở mình”, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước.
Trước mắt, Việt Nam nên cân nhắc việc khai thác xây dựng nhà máy nhiệt điện và thủy điện. Bởi nhà máy nhiệt điện đang đi lùi so với xu hướng thế giới và nói thẳng nếu nguồn than trong nước không đáp ứng đủ thì vẫn phải bị phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Nhà máy thủy điện đang bị chi phối nhiều bởi việc ngăn dòng nước của Trung Quốc trên sông MeKong, nhà máy thủy điện nhỏ thì không có nhiều năng suất. Đặc biệt, nếu tiếp tục đẩy mạnh loại hình hai nhà máy này thì cam kết đạt được khí thải ròng vào 2050 mà Việt Nam đã đưa ra tại Coop 26 là càng xa vời. Chính vì thế, buộc chúng ta phải tính toán đến những phương án điện khác.
Có thể là từ năng lượng mặt trời, với vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong giới hạn giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, thuộc vùng nội chí tuyến có ánh nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm, nhất là khu vực nam bộ. Từ kết quả này có thể đánh giá Việt Nam có tiềm năng lớn; Cũng có thể là năng lượng từ gió, với đặc điểm nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, lại có một bờ biển dài trên 3.000 km, lãnh hải lớn hơn 3 lần so với lục địa, cơ hội rất lớn cho Việt Nam.
Nói chung, cơ hội luôn luôn phải đi kèm thử thách. Quan trọng là chúng ta phải biết tận dụng và ứng dụng như thế nào. Hiện tại, các nhà đầu tư điện gió trên thế giới đang xếp hàng dài để có cơ hội thử nghiệm tại Việt Nam. Đây là một tín hiện rất đáng mừng và lạc quan. Cờ đến tay, phải phất thôi!
Công Luân
Nguồn: Cánh cò