Những ngày gần đây, trên trang Facebook Việt Tân có đăng tải nội dung với tiêu đề “thế nào là vi phạm trên mạng?” Chúng đưa ra một loạt dẫn chứng rồi cho rằng Nhà nước ta “đang rất sợ mạng xã hội”. Đây là âm mưu cực kỳ thâm hiểm của Việt Tân bởi chúng muốn biến mạng xã hội từ một cộng đồng những người sử dụng mạng thành công cụ thay thế cho pháp luật. Nhất là khi ở nước ta, Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống, thì chúng sẽ không thể tự tung, tự tác trên không gian mạng; mất đi một công cụ đắc lực để thực hiện mưu đồ đen tối chống phá cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, với đặc điểm thông tin truyền tải không hạn chế và lan truyền với tốc độ “chóng mặt”, mạng xã hội chính là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm vào nước ta. Lấy lý do “tố cáo vi phạm” nhưng âm mưu của Việt Tân là tạo ra môi trường mạng hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội; kích động phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Bên cạnh đó, chúng còn dụ dỗ, lôi kéo nhân dân dân, từ đó biến cộng đồng những người “tố cáo” vi phạm trở thành những người vi phạm pháp luật. Đây thực sự là âm mưu thâm hiểm đã khiến nhiều người cả tin, theo dõi và phải rơi vào vòng lao lý.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật. Với tư tưởng “thượng tôn pháp luật”, không có ai đứng ngoài pháp luật, kể cả mạng xã hội. Những người đã và đang cố tình sử dụng mạng xã hội như công cụ pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh. Ví dụ như gần đây, có một trường hợp lấy lí do “tố cáo vi phạm” đã tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) để xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm uy tín, danh dự của nhiều cá nhân. Người này đã bị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành truy tố vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Đây là bài học đắt giá cho những kẻ ngông cuồng, ảo tưởng vào “quyền lực ngầm” của mạng xã hội và đứng ngoài pháp luật.
Mặc dù mạng xã hội rất phát triển, nhưng bản thân nó chỉ là một cộng đồng những người sử dụng mạng và trao đổi thông tin với nhau không thể thay thế cho pháp luật và mọi hoạt động phải tuân thủ theo khuôn khổ của pháp luật. Mỗi người dân phải có sự hiểu biết nhất định và phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật, tránh để bị lôi kéo, kích động, vi phạm pháp luật./.
NGỌC. TRÌU
Nguồn: Đấu trường Dân chủ